Bắp cải cuộn nhót xanh chấm chẩm chéo - món ăn chỉ nghĩ đã ứa nước miếng
Không phải nhót chín mà chính bắp cải cuộn nhót xanh chấm chẩm chéo là món ăn chỉ nghĩ đến đã thấy thèm.
Nói đến nhót, hẳn ai cũng nghĩ tới thứ quả có hình bầu dục, to bằng ngón chân cái, chín đỏ căng mọng cùng với lớp phấn trắng li ti. Thế nhưng, thời gian trở lại đây có thêm một món ăn nữa rất được lòng giới trẻ, đặc biệt những kẻ "nghiện chua" đó là nhót xanh.
Nhiều người cho rằng, biết ăn món này rồi thì còn thấy thèm và nhớ nó hơn cả cảm giác được nhâm nhi những quả nhót mềm mọng, ngọt lựm mỗi độ tháng Tư về.
Nói tới nhót xanh, không thể không kể đến nhót ghém bắp cải, không chỉ bởi sự lạ đời của nó. Từ một loại quả chua tới xót cổ họng lại kết hợp với nào rau cải, rau mùi, rồi cả gừng và lá tỏi… để tạ ra một món ăn vặt ngon và đặc biệt đến thế.
Ảnh: Dương Pháp
Món ăn này có nguồn gốc từ đồng bào Thái ở các tỉnh Tây Bắc đặc biệt là Sơn La, Điện Biên. Không ai biết tại sao cha ông lại sáng chế ra một món ăn lạ lùng như vậy, chỉ biết rằng hiện tại nó là món ăn rất được ưa chuộng. Những ngày trước và sau dịp Tết, hễ thấy các bà, các chị, các cô ngồi thành nhóm ở hiên nhà, xúm xụm là biết ngay đang cùng nhau ăn nhót ghém bắp cải.
Ăn món này, nhất thiết phải dùng nhót xanh đặc biệt nhót càng non lại càng ngon. Những quả nhót non xanh mướt, hạt còn đang mềm, chua rôn rốt lại xen chút vị chát.
Cũng có người thích ăn nhót hơi già quả để món ăn có vị chua thực chua, nhưng nhiều người nói rằng nhót già hạt sẽ cứng nên vì thế món ăn phải nhả bã vừa không ngon miệng lại rất bất tiện. Có một lưu ý nhỏ đối với món nhót xanh đó là khi ăn bạn phải lau sạch lớp phấn bên ngoài (vảy nhót) vì chúng có khả năng gây nên những cơn ngứa cổ hoặc ho.
Nước chấm cũng được biến tấu tùy theo khẩu vị của mỗi nơi, đôi khi chỉ cần chấm với nước mắm không thôi cũng thấy ngon rồi.
Bắp cải cũng phải chọn những lá vừa phải, không bị già quá cũng không non quá. Lá được rửa sạch, cắt miếng vừa bằng khoảng 3 ngón tay, đôi khi chị em cũng không thích cắt mà cứ để cả lá, rồi khi ăn giành nhau xé từng góc của chiếc lá để còn có câu chuyện tếu táo với nhau.
Xé miếng bắp cải vừa ăn, bổ đôi quả nhót rồi kẹp vào giữa một miếng lá tỏi, sau đó thêm gừng, rau thơm rồi cuộn lại cho thật khéo, chấm vừa miệng rồi thưởng thức.
Nước chấm cũng được biến tấu tùy theo khẩu vị của mỗi nơi, nhưng nguyên bản của món này phải là chấm chẩm chéo (một loại gia vị chấm của người Thái, rất cay được chế biến cầu kỳ từ: hạt mắc khén, tỏi, muối, ớt, rau thơm…).
Xé miếng bắp cải vừa ăn, bổ đôi quả nhót rồi kẹp vào giữa một miếng lá tỏi, sau đó thêm gừng, rau thơm rồi cuộn lại cho thật khéo, chấm vừa miệng rồi thưởng thức.
Nguyên liệu chế biến chấm chẻo - gia vị truyền thống của nhót ghém bắp cải.
Đầu tiên bạn sẽ thấy vị ngọt hơi ngái của bắp cải tươi, sau đó là vị chua của nhót, hăng của lá tỏi tươi, vị cay của gừng và chẩm chéo… Sau tất cả, các vị này hòa vào nhau, cùng với vị phảng phất của rau thơm tạo ra một hương vị vô cùng đặc biệt, ăn một lại cứ muốn ăn thêm nhiều miếng nữa.
Ăn nhót xanh ghém bắp cải phải túm năm tụm bảy, rồi cùng nhau xì xụp vừa ăn vừa cười nói tếu táo đến khi người nào người nấy nước mắt dàn dụa vì cay, vì chua và cái vị hăng hăng, nồng nồng mà lại thấy vô cùng sảng khoái thì mới chính là người sành ăn thứ thiệt.
Chỉ có nhiêu thôi, mà trưa nào các bà, các chị, các cô cũng í ới gọi nhau rồi xúm xụm ở hiên nhà.
Lần đầu tiên nhìn thấy, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ: ăn uống kỳ cục, đặc biệt là cái vị của lá tỏi nó còn khó nhai hơn cả việc bạn nhai một tép tỏi sống… Thế nhưng, nếu bạn dám "nhắm mắt" ăn liều cũng chụm đầu vào rồi thử cuốn, thử chấm và xuýt xoa… chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy hối hận về thử thách này.
Đặc biệt, dịp Tết khi thịt mỡ bánh chưng đang khiến chúng ta ngấy đến tận cổ mà có vài miếng nhót ghém bắp cải đảm bảo sẽ thấy vị giác của bạn dần dần ổn định trở lại.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét