Nghề của khoa học và sáng tạo
Nghề bếp đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường lao động Việt Nam và thế giới. Những đầu bếp giỏi được tôn vinh, được mọi người kiêng nể và có cả hàng triệu fan hâm mộ. Ở nghề bếp, người lao động không chỉ có kiến thức ẩm thực, thành thục kỹ năng nghề mà còn phải hiểu rõ các nguyên lý khoa học từ hóa học cho đến vật lý, tâm lý… và điều đặc biệt quan trọng không thể thiếu là sự sáng tạo. Có một số quan điểm cho rằng nghề bếp không có tương lai, nghề bếp chỉ mang tính chất tự phát, người làm nghề bếp ít kiến thức, trình độ thấp… đây hoàn toàn là những đánh giá thiếu chuẩn xác, phiến diện. Nếu đi sâu tìm hiểu kĩ về nghề bếp, bạn mới cảm nhận được rằng yêu cầu để trở thành một đầu bếp giỏi là phải hội tụ tất cả những kiến thức chuyên môn về ẩm thực, khoa học, vật lý, hóa học, tâm lý, sự sáng tạo, tinh thần học hỏi, biết lắng nghe, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp… Các món ăn bạn đang thưởng thức từ các đầu bếp chuyên nghiệp chính là thành quả của quá trình vận dụng kiến thức hóa học, vật lý, khoa học dinh dưỡng. Đừng suy nghĩ đơn giản, nấu ăn chỉ là trộn lẫn nguyên liệu, gia vị vào nhau, muốn tạo nên một món ăn ngon người đầu bếp cần hiểu rõ cấu trúc của hương vị, vận dụng các kỹ thuật vật lý, hóa học vào trong nấu nướng. Trong nghề bếp chuyên nghiệp, có 6 nguyên tắc cơ bản của khoa học ẩm thực mà các đầu bếp cần phải ghi nhớ đó là: Caramelization (Caramel), Gelatinization (Hồ hóa), Coagulation (Kết đông), Maillard reaction (Phản ứng Maillard), Denaturation (Biến tính), Emulsification (Nhũ tương hóa). Tất cả các nguyên tắc này được vận dụng để tạo nên những điều đặc biệt cho món ăn từ màu sắc, hương vị cho đến hình thức thật bắt mắt bên ngoài. Chỉ có hiểu rõ quá trình phản ứng, kết hợp của các hợp chất hóa học có trong nguyên liệu và gia vị, người đầu bếp mới có thể vận dụng và tạo nên món ăn ngon, chất lượng, an toàn cho thực khách. Sự quyến rũ “chết người” của ẩm thực phân tử chính là một trong những minh chứng cho việc ứng dụng khoa học vào quy trình chế biến món ăn hiện đại. Và ẩm thực phân tử cũng là con đường nghiên cứu của các đầu bếp chuyên nghiệp đang muốn theo đuổi để đem đến những trải nghiệm mới lạ cho thực khách. Nghe cái tên có vẻ hàn lâm, nhưng ẩm thực phân tử thực chất chỉ là sự chuyên nghiệp hóa những thao tác nấu nướng dựa trên sự biến đổi hóa lý của các nguyên liệu. Với những ngành nghề khác, bạn dành thời gian để thí nghiệm, nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mới thì đầu bếp, họ cũng hằng ngày trong gian bếp của mình tìm tòi, ứng dụng các nguyên tắc khoa học để chế biến nên những món ăn ngon và giá trị. Đầu bếp còn là người am hiểu về khoa học dinh dưỡng bởi một món ăn ngon không chỉ nằm ở hương vị, hình thức mà còn ở giá trị đối với sức khỏe người dùng. Bên cạnh cái tâm và đạo đức, kiến thức về khoa học dinh dưỡng sẽ khiến cho món ăn trở nên hài hòa và tạo thành một nguồn mạch dinh dưỡng tốt giúp phòng chống những căn bệnh nguy hiểm. Đầu bếp cũng giống như những vị lương y, sự kết hợp nguyên liệu, tỷ lệ nêm nếm gia vị trong quá trình nấu nướng chính là cách kê đơn thuốc dinh dưỡng cho thực khách của mình. Sức sáng tạo của đầu bếp là không có giới hạn. Sáng tạo có phải là áp lực của những người làm nghề bếp? Sáng tạo luôn là yếu tố cần thiết và quan trọng trong bất cứ một ngành nghề nào. Với nghề bếp, sức sáng tạo là không có giới hạn, từ hàng ngàn nguyên liệu và hàng trăm loại gia vị khác nhau, các đầu bếp tha hồ phát huy khả năng của mình. Đầu bếp giỏi là phải sáng tạo không ngừng, tạo ra những món ăn làm hài lòng thực khách và đánh giá tên tuổi, năng lực của mình bằng những sáng tạo ưu việt. Nấu ăn là một nghệ thuật và sáng tạo là yếu tố quyết định để làm nên thành công. Có thể cùng một món ăn nhưng cách mỗi đầu bếp chế biến sẽ khác nhau và mang đến cho người dùng những cảm xúc khác nhau, đó là nhờ sự sáng tạo. Nhiều người được ăn ngon, nhiều người được phục vụ chu đáo bằng những sáng tạo là lúc một đầu bếp cảm thấy hạnh phúc. Nhạy cảm với mùi vị, cảm nhận mọi vật xung quanh từ trái tim của người làm bếp chính là chất xúc tác cho sức sáng tạo phát triển. Hiểu được thực khách thích gì, muốn gì luôn là động lực để đầu bếp sáng tạo. Những món ngon, lạ, độc đáo, hương vị đặc biệt mà bạn đang thưởng thức xuất phát từ sự sáng tạo không ngừng nghỉ của đầu bếp, và những ai đang theo đuổi công việc nấu nướng luôn xem sáng tạo là “môn học” mà mình phải rèn luyện mỗi ngày.
Nghề bếp cũng như nhiều ngành nghề khác trong xã hội, cần sự đầu tư nghiêm túc về kiến thức, kỹ năng, người đầu bếp cũng cần sự tinh tế và sáng tạo không ngừng để đem đến trải nghiệm mới cho thực khách. Và sự sáng tạo cũng là một áp lực lớn cho những ai đang làm nghề nhưng mỗi sáng tạo được hiện thực hóa thành món ăn, được khách hàng đánh giá cao, được nhiều người lựa chọn trong hàng tá món ăn trong menu chính là hạnh phúc, là thành công của người đầu bếp. Nghề bếp muốn thành công đòi hỏi ở người lao động phải bổ sung thật nhiều kiến thức, chuyên môn. Hoàn toàn không phải là ngành nghề mang tính tự phát, nghề bếp đang dần đưa ra những yêu cầu cao hơn cho người theo đuổi. Đầu bếp thật sự là những con người tài năng, am hiểu nhiều kiến thức và đáng để trân quý như những ngành nghề khác trong xã hội. Bên cạnh niềm đam mê, kiến thức khoa học ẩm thực và nền tảng kỹ năng để phát huy khả năng sáng tạo là kim chỉ nam để bạn phát triển tương lai với nghề bếp.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét