ẨM THỰC PHÁP – ĐẲNG CẤP CỦA SỰ TINH TẾ
Đối với người Pháp ăn uống là nghệ thuật, từ món ăn, cách bày trí cho đến tư thế thưởng thức cũng đạt đến độ tinh tế và thanh lịch. Ẩm thực Pháp khiến cả thế giới phải ngã mũ thán phục vì luôn toát lên thần thái sang trọng đẳng cấp, chuẩn mực của nét đẹp cổ điển châu Âu.
Không chỉ nổi danh với những thương hiệu thời trang, những đại lộ ánh sáng rực rỡ cùng các công trình kiến trúc giá trị, nước Pháp còn được cả thế giới yêu mến bởi các món ngon thượng hạng. Mỗi món ăn đều khiến thực khách mê mẩn và lạc lối trong hương vị cổ điển trường tồn trong suốt chặng đường dài của lịch sử. Quả thật, ẩm thực là tấm gương phản chiếu chân thật đời sống văn hóa của một đất nước. Và món ăn cũng chính là hơi thở, là tiếng nói, là tâm tư tình cảm của người Pháp muốn gửi gắm đến những ai đã trót yêu đất nước này. Đến cả những trái tim cứng nhắc cũng phải thổn thức khi đứng trước một bàn tiệc chuẩn hương vị Pháp bởi nó đẹp từ ánh nhìn, nồng nàn trong hương vị và chạm đến tận sâu cảm xúc của người dùng.
Lịch sử hình thành và phát triển của ẩm thực Pháp
Nền văn hóa ẩm thực của Pháp đã phải trải qua hành trình lịch sử khá dài và nhiều thăng trầm để đạt đến độ hoàn hảo như hiện nay. Từ thời Trung cổ, phong cách thưởng thức ẩm thực của người Pháp được trình bày theo kiểu service en confusion (tất cả các món ăn được dọn lên bàn tiệc cùng lúc). Khẩu vị của họ lúc bấy giờ khá đậm, bữa ăn chủ yếu gồm các loại thịt bò, lợn, gia cầm và cá với cách chế biến khá đơn giản như muối, hun khói. Người Pháp chú trọng vào bày trí món ăn thật đẹp mắt, màu sắc rực rỡ. Đặc biệt kĩ thuật chế biến phô mai và rượu vang đã hình thành từ thời kì này.
Vào thế kỉ XVI, cuộc hôn nhân hoàng gia của Vua Henri II cùng công nương xứ Florentina thuộc nước Ý ngày nay Catherine De Medicis đã mở ra một thời kì mới cho lịch sử ẩm thực Pháp. Khi đến Pháp, công nương đã mang theo người đầu bếp thân cận cùng các công thức nấu ăn gia truyền của nước Ý để hòa nhập, cộng hưởng vào đất Pháp. Sự kết hợp đặc biệt này đã vô tình làm cho ẩm thực Pháp thăng hoa và tinh tế hơn rất nhiều với các nguyên liệu mới được sử dụng, giảm thiểu sự đơn điệu trong hương vị.
Cvisinier francois là cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên được phát hành tại Pháp
Đến thế kỷ XVII, cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên được phát hành tại Pháp bởi đầu bếp trứ danh La Varenne mang tên “Cvisinier francois”. Cuốn sách giới thiệu đến người đọc những công thức chế biến các món ăn bình dân nhưng ở mức độ công phu và tinh tế hơn. Một cuốn sách khác mang tên “Le Cuisinier roial et bourgeois” được xem là tiền đề cho từ điển ẩm thực Pháp tiếp tục ra đời trong giai đoạn này bởi đầu bếp nổi tiếng Francois Massialot.
Đến cuối thế kỉ XVIII, cuộc Cách mạng Pháp nổ ra cùng những binh biến và thời cuộc đổi thay đã làm cho hương vị món ăn có nhiều nét mới. Đầu bếp Antoine Carême được xem là ông tổ của các loại nước xốt khi sáng tạo ra một số loại “nước xốt mẹ” mà ngày nay vẫn được ứng dụng trong chế biến món Âu tại các nhà hàng trên thế giới. Nước xốt được coi là đỉnh cao trong nghệ thuật nấu ăn của người Pháp. Chút gì đó tinh tế, trang nhã của lớp nước xốt sóng sánh nhẹ nhàng phủ lên món ăn khiến tất cả thêm sang trọng, đẳng cấp.
Đến cuối thế kỉ XIX, ẩm thực Pháp phát triển theo hướng hiện đại hóa với các chuỗi nhà hàng cao cấp và hàng loạt các cuốn sách dạy nấu ăn chi tiết, chuẩn mực mang đậm dấu ấn hương vị Pháp của đầu bếp Georges Auguste Escoffier
Với các nền tảng vững chắc được xây dựng trong những thế kỉ trước, ẩm thực Pháp ngày càng hoàn thiện và tinh tế. Năm 2010, UNESCO công nhận ẩm thực Pháp là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Với các nền tảng vững chắc được xây dựng trong những thế kỉ trước, ẩm thực Pháp ngày càng hoàn thiện và tinh tế. Năm 2010, UNESCO công nhận ẩm thực Pháp là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Nguyên liệu đắt đỏ, chế biến công phu, bài trí tinh tế và thưởng thức đúng điệu
Tất cả những đặc điểm nổi bật của ẩm thực Pháp đó chính là sử dụng nguyên liệu đắt đỏ, chế biến công phu, bài trí tinh tế, thưởng thức đúng điệu. Đặc biệt một chút rượu vang thượng hạng sẽ làm cho tất cả thêm trọn vẹn và nâng tầm đẳng cấp của bữa ăn.
Gan ngỗng – nguyên liệu cao cấp tạo nên tinh hoa cho ẩm thực Pháp
Foie Gras (gan ngỗng) được coi là nguyên liệu cao cấp tạo nên tinh hoa trong ẩm thực Pháp. Hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, gan ngỗng có một sức hút mãnh liệt không chỉ tại Pháp mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới. Tại các trang trại, ngỗng được nuôi vỗ béo với thức ăn đặc biệt, hạt ngô hoặc các loại ngũ cốc khác nên phần gan sẽ có lớp mỡ béo bao quanh và kích thước to hơn bình thường.
Pate gan ngỗng có vị ấm nồng, béo ngậy, thanh tao cùng màu nâu vàng óng ánh đã làm nên một cuộc thưởng ngoạn ẩm thực kỳ thú trong lòng mỗi thực khách. Món gan ngỗng áp chảo thường xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng ở kinh đô hoa lệ Paris chính là món ăn tinh tế bậc nhất bởi vị tươi ngon tự nhiên cùng tài năng chế biến tuyệt đỉnh của người đầu bếp. Miếng gan ngỗng áp chảo vàng sậm, hơi giòn, nhưng bên trong vẫn mềm mại, ăn kèm với nước xốt cứ dần dần tan trên đầu lưỡi nhẹ nhàng, quyến rũ lạ lùng.
Nước xốt tuy chỉ đóng vai phụ trong món ăn Pháp nhưng lại là thành phần không thể thiếu và có cách chế biến công phu. Để có được một phần nước xốt ngon hòa quyện với món ăn người đầu bếp phải vận dụng tất cả sự sáng tạo và kỹ năng nấu nướng. Cách để tạo nên một phần nước xốt ngon chính là sự hòa quyện đầy nghệ thuật, tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và một số loại đặc trưng khác như quế, oải hương hay đơn thuần chỉ với cam, bưởi…Với người Pháp nước xốt cũng có mốt và thời trang giống quần áo, mỗi món ăn đều có riêng cho mình một phần nước xốt đi kèm.
Người Pháp là bậc thầy trong việc bài trí bàn ăn khoa học, sang trọng đồng thời thể hiện sự trân trọng của chủ nhà đối với khách. Mỗi vật dụng trên bàn đều có vị trí và quy tắc sắp xếp riêng. Những chiếc đĩa ăn nên cách mép bàn từ 1 đến 2cm. Dao, muỗng, nĩa được đặt theo thứ tự sử dụng từ ngoài vào trong. Luôn ưu tiên sử dụng các loại ly cốc thủy tinh, trong và nhẹ, trật tự sắp xếp sẽ từ trái qua phải với các cỡ ly từ lớn đến bé. Ngoài ra, các quy định về khăn trải bàn, nến, hoa trang trí, chỗ ngồi, mùi hương cho phòng ăn… đều có quy chuẩn riêng.
Người Pháp là bậc thầy trong việc bài trí bàn ăn khoa học, sang trọng đồng thời thể hiện sự trân trọng của chủ nhà đối với khách. Mỗi vật dụng trên bàn đều có vị trí và quy tắc sắp xếp riêng. Những chiếc đĩa ăn nên cách mép bàn từ 1 đến 2cm. Dao, muỗng, nĩa được đặt theo thứ tự sử dụng từ ngoài vào trong. Luôn ưu tiên sử dụng các loại ly cốc thủy tinh, trong và nhẹ, trật tự sắp xếp sẽ từ trái qua phải với các cỡ ly từ lớn đến bé. Ngoài ra, các quy định về khăn trải bàn, nến, hoa trang trí, chỗ ngồi, mùi hương cho phòng ăn… đều có quy chuẩn riêng.
Mỗi vật dụng trên bàn ăn của người Pháp đều có vị trí và quy chuẩn riêng
Người Pháp có phong cách thưởng thức ẩm thực thanh lịch, mỗi hành động trên bàn ăn đều phải có chuẩn mực. Thứ tự ngồi vào bàn ăn lần lượt từ chủ nhà đến nữ giới, người lớn tuổi, người có chức vụ rồi cuối cùng mới là nam giới. Tư thế ngồi thẳng, tự nhiên rất thoải mái, không bao giờ họ ngồi trên ghế trong tư thế một nửa. Cách cầm dao, nĩa, uống nước… đều tuân theo một số quy tắc nhất định. Cách thưởng thức ẩm thực của người Pháp ẩn chứa những thông điệp ý nghĩa và nghệ thuật sống cao đẹp.
Món ăn Pháp không chỉ hấp dẫn ở mùi vị, hương sắc mà phía sau là một chặng đường lịch sử đáng ghi nhận và ẩn chứa nhân sinh quan tốt đẹp của con người với vạn vật xung quanh. Thơm ngon, đẳng cấp, thanh lịch, tinh tế, trang nhã là tất cả những gì nền ẩm thực được công nhận là Di sản phi vật thể của thế giới mang đến cho thực khách.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét