CÁCH CHẾ BIẾN ĐU ĐỦ TRÊN THẾ GIỚI (PHẦN 2)
Trong bài viết 26 điều thú vị từ A – Z về đu đủ trên thế giới (Phần 1), chúng ta đã cùng nhau khám phá những thông tin hấp dẫn xoay quanh những món ăn, cách chế biến, các giống đu đủ… trên thế giới. Bài viết sau đây sẽ tiếp tục hé lộ thêm nhiều bất ngờ nữa về loại quả ngon, bổ, rẻ này.
Mountain papaya: Đây là một loại đu đủ được trồng trên dãy Anpes, còn được gọi là đu đủ Chile. Hương thơm của loại đu đủ này dễ khiến người ta liên tưởng đến những loại quả như dâu tây hay cam. Đa số người mua sẽ dùng đu đủ tươi, tuy nhiên cũng có nhiều người thích dùng chúng để làm mứt, kem, kẹo trái cây. Đặc biệt hơn, các đầu bếp cũng sử dụng chúng như một nguyên liệu thú vị cho món súp hoặc món hầm rất thơm ngon.
Giống đu đủ Mountain papaya được trồng trên dãy Anpes
Nutritional facts (Thành phần dinh dưỡng): Ước tính cứ 100gram đu đủ sẽ không chứa quá 39 calo; rất giàu vitamin A, B, C (thậm chí còn hơn cả lượng vitamin có trong kiwi và cà rốt). Đu đủ cũng là loại quả giàu nước (chiếm đến 88% tổng trọng lượng quả), giàu chất xơ và có khả năng chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, đu đủ cũng được xem là thực phẩm lý tưởng cho người ăn chay hoặc ăn kiêng vì ít protein, ít béo (chỉ chiếm 0.3gram/100gram sản phẩm) và hoàn toàn không có cholesterol.
Origins (Nguồn gốc): Đu đủ có nguồn gốc từ vùng đất Trung Mỹ (như Mexico, Jamaica, Belize và Costa Rica). Tuy nhiên ngày nay, chúng đã trở nên phổ biến trên thế giới đến mức hầu như bất cứ gia đình nào của bất cứ quốc gia nào đều đã từng thưởng thức qua loại quả dân dã nhưng rất bổ dưỡng này.
Papain: Papain thực chất là một loại emzym được chiết ra từ mủ của trái đu đủ xanh. Người ta thường sử dụng papain để làm mềm thịt. Ngoài ra, chúng cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, có khả năng giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Quality (Chất lượng): Yếu tố về chất lượng được rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn đu đủ. Thông thường, không nên chỉ nhìn vào bề ngoài mà đánh giá về độ ngon của một trái đu đủ bởi lẽ đôi khi những quả có vỏ màu sậm, ít căng bóng nhưng lại có hương vị rất ngon. Bên cạnh đó, khi lựa đu đủ cũng nên tránh những trái có vỏ xuất hiện các đốm trắng, quá chín hay vỏ nhăn nheo. Khi sờ vào vỏ thấy hơi ấm, vỏ mềm nhưng không nhũn và cầm chắc tay – đó là đu đủ ngon.
Relish (Thưởng thức): Có rất nhiều cách để thưởng thức đu đủ khác nhau bởi đây là nguyên liệu được các đầu bếp sử dụng trong công thức chế biến của nhiều món ăn ngon. Chẳng hạn ở vùng Florida, người đầu bếp đã tách thịt đu đủ để kết hợp với dầu thực vật, ớt, đường, giấm và tạo ra một loại xốt chutney ăn kèm cá nướng ngon không kém xốt vị xoài thường thấy.
Xốt Chutney được làm từ đu đủ
Seeds (Hạt): Hạt đu đủ không hay được sử dụng trong chế biến món ăn, tuy nhiên nhiều quốc gia cho rằng ăn hạt đu đủ cũng rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí, khi đem phơi khô, người ta còn có thể thay tiêu đen bằng hạt đu đủ.
Treat (Cách xử lý): Ở mỗi vùng miền hay quốc gia, tùy thuộc vào sở thích và khẩu vị mà sẽ có những cách xử lý nguyên liệu và hương vị sao cho món ăn trở nên ngon và hấp dẫn nhất. Chẳng hạn, trong dịp lễ Giáng sinh, người Venezuela có một món ăn được gọi là “dulce de lechoza” – một loại kẹo đủ đủ xanh ngào đường và quế. Ở một số nơi khác, đu đủ khô còn được dùng để ăn kèm với xoài và ổi (gọt vỏ).
Treat (Cách xử lý): Ở mỗi vùng miền hay quốc gia, tùy thuộc vào sở thích và khẩu vị mà sẽ có những cách xử lý nguyên liệu và hương vị sao cho món ăn trở nên ngon và hấp dẫn nhất. Chẳng hạn, trong dịp lễ Giáng sinh, người Venezuela có một món ăn được gọi là “dulce de lechoza” – một loại kẹo đủ đủ xanh ngào đường và quế. Ở một số nơi khác, đu đủ khô còn được dùng để ăn kèm với xoài và ổi (gọt vỏ).
Món kẹo “dulce de lechoza” đến từ Venezuela
Unripe papaya (Đu đủ xanh): Bạn sẽ làm gì khi có một quả đu đủ xanh trong tay? Thay vì để chúng tự chín hoặc hầm canh, bạn có thể tạo ra một món ăn hấp dẫn khác từ đu đủ lên men. Cách làm cũng khá đơn giản bởi bạn chỉ cần rửa sạch chúng, gọt vỏ, xắt nhỏ và ngâm chúng cùng một ít trà xanh, nước chanh và kombucha (một loại nấm men).
Vasconcellea quercifolia: Đây là một loại giống lai tự nhiên tạm gọi là đu đủ gỗ sồi, có khả năng chống lại virus phá hoại các loại cây ăn quả.
Waimanalo: Waimanalo cũng là một giống đu đủ từ Hawaii, kích thước khá lớn, có thịt màu vàng và vị ngọt. Điểm đặc biệt của loại cây này là có thể bảo quản được trong thời gian dài một cách tự nhiên – điều kiện ký tưởng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Yellow: Là màu của giống đu đủ phổ biến trên thế giới khi đã chín.
Zapote: Là một loại đu đủ thịt đỏ, nước rất ngọt và được trồng nhiều ở xứ sở Kanguroo – Úc.
Với cuộc sống hiện đại và tiện lợi như ngày nay, chỉ cần ra chợ hoặc vào các cửa hàng thực phẩm, siêu thị gần nhà, chúng ta đã có thể mua được những trái đu đủ thơm ngon, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho cả nhà. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có thêm những thông tin thật bổ ích về đu đủ và biết đâu đấy bạn cũng có thể sáng tạo ra một món ăn hấp dẫn, lạ miệng từ nguyên liệu này.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét