Header Ads

Header ADS

Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này

Đột quỵ thường được coi là "bệnh của người già", nhưng giờ đây, nó đang dần mở rộng "bàn tay đen" tấn công cả những người trẻ và trung niên. Đừng bỏ qua bài trắc nghiệm nhỏ này.

Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này
Các cuộc điều tra dịch tễ học tại Trung Quốc cho thấy, trên thế giới cứ sau mỗi 2 giây lại có một người bị đột quỵ , và mỗi người lại có khoảng 1/6 tỉ lệ bị đột quỵ trong cuộc đời của mình.
Trên tờ Thời báo sức khỏe Trung Quốc đã mời đến những chuyên gia có kinh nghiệm để hướng dẫn bạn 2 động tác có thể kiểm tra khả năng bị bệnh đột quỵ của bạn trong tương lai và cách phòng ngừa bị đột quỵ.
Hai chuyên gia tham gia hướng dẫn gồm BS.Vương Ủng Quân, Giám đốc Bệnh viện Thiên Đàn, Bắc Kinh và BS. Lý Khả, Trưởng khoa Thần Kinh, bệnh viện số 6, Đại học Trung Sơn (TQ).
Hai cách đơn giản để tự xác định đột quỵ
1. Kẹp tờ giấy trắng
Dùng một tờ giấy trắng, lấy ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào một phần tờ giấy, tay phải nắm lấy đầu kia và kéo nó ra, nếu không cần dùng nhiều sức mạnh cũng có thể dễ dàng kéo ra tờ giấy trắng khỏi ngón tay, điều này cho thấy sức mạnh bàn tay bạn đang có vấn đề.
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này - Ảnh 1.
2. Úp bàn tay nâng tờ giấy
Khi bạn thực hiện động tác 1 ở trên mà không thành công, (tức là cầm giấy không chắc, bị tụt ra) thì thực hiện tiếp động tác này.
Hai tay thẳng ra phía trước, bằng phẳng, rộng ngang vai, song song với mặt đất, năm ngón tay khép lại, lòng bàn tay úp xuống.
Nhờ người khác đặt một tờ giấy trắng lên một tay trước, nếu trong vòng 10 giây mà tờ giấy bị rơi xuống hoặc ngón tay trỏ phải xoè ra để giữ tờ giấy, chứng tỏ sức mạnh của bàn tay bạn có vấn đề, có nguy cơ bị đột quỵ.
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này - Ảnh 2.
Thực hiện 2 động tác trắc nghiệm này cho cả 2 bàn tay bạn. Nếu bạn vượt qua được bài trắc nghiệm, khả năng bị đột quỵ thấp, còn bạn không vượt qua được, hãy cẩn thận ở mức cao.
Cơ thể phát ra 4 tín hiệu cảnh báo đột quỵ
1. Mờ mắt, nhìn mọi vật không rõ ràng
Nếu cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu cung cấp cho các dây thần kinh thị giác và vỏ não, đột nhiên sẽ xuất hiện cảm giác bị mờ thị lực hoặc mù lòa tạm thời, rối loạn thị giác, vấn đề về tầm nhìn chung thường xảy ra ở một bên mắt.
Bệnh nhân cũng có thể mất tầm nhìn của cả hai mắt, ví dụ, cả hai mắt không thể nhìn sang bên trái. Điều này là do các chức năng của nhãn cầu và thần kinh thị giác dù rất tốt, nhưng thông tin được đưa vào bộ não để xử lý bị hư hỏng.
2. Mồm miệng không linh hoạt
Khi suy não, sẽ nén áp lực lên chức năng thần kinh, khả năng ngôn ngữ biến mất, dẫn đến lưỡi tê, yếu, lưỡi lệch không đều, do đó phía bên trái trên lưỡi rơi vào tình trạng tê liệt.
Xuất hiện rào cản ngôn ngữ, các triệu chứng sẽ thể hiện ở nhiều hình thức: nói lắp hoặc khó nói ra, hiểu nhưng lại không lý giải được lời nói của người khác.
3. Cánh tay ngứa ran, tê bì
Khi bạn cầm 1 vật gì đó tự nhiên lại đánh rơi, có thể không phải là do sức khỏe yếu, mà có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ.
Một khi cánh tay bị tê liệt không rõ lý do, ngay cả khi không thể nhấc lên, bạn nên chú ý điều trị kịp thời.
4. Chân yếu ớt
Bỗng nhiên cảm thấy chân bạn không có sức lực có thể là dấu hiệu của đột quỵ, khi huyết khối bị mắc kẹt trong "vùng vận động" hoặc "vùng cảm giác" của não. Khi cảm thấy bị yếu chân kèm theo tê, đau thì nên kiểm tra kịp thời.
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này - Ảnh 3.
6 giải pháp để ngăn chặn đột quỵ tấn công
1. Quản lý chặt việc ăn uống, quan tâm đến chỉ số cân nặng
Học cách ăn thức ăn "thông minh", chẳng hạn như tránh ăn các thực phẩm giàu cholesterol như gan, tim heo...
Ăn nhiều khoai tây và chuối chứa kali để ổn định tâm trạng và bảo vệ mạch máu não. Đậu, ngô, lúa mì, táo, cà chua, tảo bẹ, và nhiều loại rau xanh là thực phẩm có chứa magiê và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này - Ảnh 4.
2. Hạn chế uống rượu
Khi một lượng lớn rượu đi vào cơ thể tạo ra lượng lipid peroxide quá mức, gây xơ vữa động mạch. Nam giới không nên uống quá 25 gram rượu mỗi ngày, và phụ nữ không nên tiêu thụ quá 15 gram rượu mỗi ngày.
3. Không hút thuốc, không hít khói thuốc lá
Hút thuốc làm tăng độ nhớt máu, kết tập tiểu cầu và có thể dễ dàng gây ra huyết khối, tạo ra các mảng xơ vữa động mạch não.
4. Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục 3-5 lần/tuần, mỗi lần tập luyện hơn nửa giờ như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, khiêu vũ… để đổ mồ hôi một chút là thích hợp.
Trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, không thuận tiện để đi ra ngoài và bạn có thể làm một số bài tập nhỏ đơn giản ở nhà. Yoga, thái cực quyền, chạy tại chỗ, tập thể dục vùng ngực, chống đẩy và các bài tập khác đều là lựa chọn tốt.
Bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp: Hãy bỏ ra 10 giây để làm ngay trắc nghiệm này - Ảnh 5.
5. Tránh cảm xúc bị kích động
Khi phấn khích hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột, có thể kích thích sự phấn khích thần kinh giao cảm, gây ra giao động động mạch ngoại biên, tăng huyết áp đột ngột, bệnh nhân có thay đổi bệnh lý mạch máu não, rất dễ dàng dẫn đến vỡ mạch máu não, tạo thành một cơn đột quỵ.
6. Kiểm soát "tam cao"
Người bị cao huyết áp, tiểu đường cao và mỡ máu cao phải chú ý đến việc duy trì một lối sống lành mạnh, không thức khuya hoặc để bản thân mệt mỏi, nên chú ý sử dụng thuốc đều đặn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
*Theo Thời báo Sức khoẻ (TQ)
Theo Vân Hồng
Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.